Bệnh tiểu đường, một cái tên đã không mấy xa lạ gì nữa đối với mọi người. Đây là căn bệnh được tạo ra do sự rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrat, lipit và protein khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hụt hay giảm tác động trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim, thận, tai biến,… Do vậy, bên cạnh việc rèn luyện cơ thể, chúng ta cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lí. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Nên ăn nhiều rau xanh
Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh, bạn sẽ được bổ sung thêm hàm lượng chất chống oxi hóa và hợp chất phytochemical cao, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Đặc biệt với những loại rau cải như cải xoăn, súp lơ, củ cải,…, chúng đều là nguồn thực phẩm hoàn hảo cho người bị tiểu đường vì có chứa hàm lượng carbohydrat và lượng calo thấp.
Bổ sung vitamin bằng trái cây
Cũng tương tự như rau xanh, trái cây cũng là nguồn nguyên liệu tự nhiên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số loại như cam, quýt, bưởi,… để cung cấp vitamin.
Những loại quả này cung cấp một lượng đường nhất định đưa vào cơ thể và là loại đường chậm. Đường sẽ được tiêu hóa toàn bộ sau đó cơ thể mới hấp thụ. Vì vậy, bạn sẽ không phải lo về lượng đường trong máu.
Chất đạm
Để làm giảm nguy cơ bị tiểu đường, bạn nên sử dụng các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt cá và thịt bò.
Cá không chỉ cung cấp một lượng đạm vừa đủ, mà còn rất giàu omega-3, tốt cho sức khỏe, có lợi cho tim mạch. Bạn nên sử dụng cá hồi, cá ngừ hay cá thu được chế biến ở dạng hấp, súp hoặc nấu.
Trong khi đó, thịt bò lại chứa nhiều axit linoleic tổng hợp, tăng cường khả năng chuyển hóa lượng đường trong máu và chống ung thư rất hiệu quả.
Chất béo tốt
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng thì bạn không được bỏ qua chất béo. Thay vì sử dụng chất béo có nguồn gốc từ động vật, hãy thử những loại thực phẩm có chất béo từ thực vật.
Lượng chất béo bên trong quả hạnh nhân, óc chó, quả bơ, hồ đào, đậu phộng, oliu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc giảm thiểu nồng độ cholesterol có trong máu.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Cơm là thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lượng tinh bột trong cơ thể nhiều lên, thúc đẩy làm tăng lượng đường trong máu.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng gạo lứt và một số loại ngũ cốc dành cho người bị tiểu đường.
Không ăn nhiều đồ ngọt
Hiển nhiên, ăn đồ ngọt sẽ sản sinh ra lượng đường. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ở mức có thể kiểm soát được, tránh lượng đường vượt qua giới hạn cho phép. Nếu không, tình trạng của bạn sẽ ngày càng xấu đi thôi.
Xem thêm:
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
Giải đáp: Uống thuốc tránh thai hằng ngày có hại không?
Để đảm bảo có một sức khỏe thật tốt mà không lo về tiểu đường cùng các biến chứng kèm theo, hãy giữ chế độ ăn uống thật cân bằng, bạn nhé!