Du khách tới khu di tích K9 Ba Vì sẽ có cơ hội tham quan nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, một con người sống giản dị những hết lòng vì dân, vì nước, từng ở, từng làm việc hay ao cá Bác từng ngồi câu cá thư giãn. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên của khu di tích lịch sử K9 cũng là điểm thu hút du khách và ghi dấu rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ…

Đi Ba Vì, đừng quên ghé K9

Khu Di tích K9 (Khu Di tích Đá Chông, trước đây gọi là K84) nằm trong hệ thống gò đồi có diện tích 234 ha, giáp địa giới hành chính với 3 xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.

Đường đi đến khu di tích K9

Khu di tích K9 cách Hà Nội 60km do đó chỉ mất khoảng 50 – 60 phút lái xe từ nội đô đi đến khu di tích theo Đại lộ Thăng Long. Tuyến thứ 2 chậm hơn, chúng ta sẽ đi theo đường Quốc lộ 32, cũng rất thuận tiện cho việc ăn uống, nghỉ ngơi và tham quan các địa điểm nổi tiếng khác của khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Một kinh nghiệm du lịch Ba Vì quý báu là trong quá trình di chuyển trên quốc lộ 32, khoảng 11 – 12 giờ các bạn nên ghé qua nhà hàng Gà Ngon chi nhánh Sơn Tây ăn trưa và nghỉ ngơi. Hay buổi chiều trên đường về theo quốc lộ 32, các bạn nên quay lại ghé nhà hàng Gà Ngon ăn uống bữa tối rồi hẵng về Hà Nội. Nhà hàng Gà Ngon chi nhánh Sơn Tây là nhà hàng sinh thái rộng 20.000 m2, được tạp chí Du lịch Triprow nổi tiếng thế giới đánh giá là địa chỉ ẩm thực nên đến một lần trong đời.

Thời điểm nên đi tham quan Khu di tích K9

Theo những du khách đã có kinh nghiêm du lịch khu di tích K9 an toàn, thuận lợi từng chia sẻ, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 là thời điểm du lịch Ba Vì lý tưởng nhất. Bởi lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu và ít xuất hiện mưa, thuận lợi cho việc tham quan, ngắm cảnh và du lịch dã ngoại.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc theo dõi sát sao dự báo thời tiết vào những tháng 6-7 do tình trạng nắng nóng hoặc có ngày có bão đổ bộ.

Khu di tích K9 có gì đặc biệt?

Trước kia, khu di tích K9 là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, tán lá rộng tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ. Trên đồi có những tảng đá to đứng lô nhô, sắc nhọn như những mũi chông, ngọn mác nên gọi là Đá Chông. Theo quan niệm về phong thủy, 2 phiến đá có thể ngăn chặn sự hung dữ của sông Đà.

Vùng đất K9 Ba Vì ghi dấu một sự kiện đặc biệt để rồi sau này trở thành một địa danh lịch sử. Vào một ngày tháng 5/1957, Bác đến thăm Trung đoàn 36 – Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà. Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Bác đứng ở vị trí Đá Chông, nhìn ra sông Đà.

Nhận ra, đây là nơi sơn thuỷ hữu tình, dòng sông uốn khúc, cảnh vật tươi đẹp, gần dân nhưng xa đường quốc lộ. Với tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài, Người đã ngỏ ý muốn xây dựng một nhà làm việc giản dị của Bác và Trung ương, đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc.

Bước sang năm 1959, trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng hiện hữu. Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần được lệnh tiếp tục lên xây dựng khu căn cứ của Trung ương. Đồng chí Hoàng Linh, Cục trưởng Cục Doanh trại phụ trách được giao vẽ thiết kế ngôi nhà 2 tầng, phỏng theo kiểu nhà sàn.

Theo đề xuất của Bác, khu căn cứ của Trung ương chia làm 3 khu vực. Khu A dành Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành để các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C để các đồng chí bảo vệ và phục vụ. Quá trình thi công, Bác Hồ đã lên thăm và trực tiếp kiểm tra nhiều lần. Ngày 15/3/1960, ngôi nhà 2 tầng được hoàn thành, Bác đã đi máy bay trực thăng lên dự buổi khánh thành. Từ lúc này, nơi đây được đổi tên “Khu căn cứ K9” (gọi tắt là K9).

Trong giai đoạn 6 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1969 – 1975), thi hài Bác được giữ gìn bảo quản tại K9 ba lần với tổng thời gian là 4 năm 4 tháng 19 ngày.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, non sông thu về một mối, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta mong đợi được đón Bác về Lăng. Đúng 16h, 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời K84 về Lăng của Người tại Ba Đình lịch sử. Lúc này, Khu căn cứ K84 trở thành căn cứ dự phòng cho Lăng Bác.

Đến với K9, các bạn sẽ được tham quan không gian nơi Bác từng ở, hầu như được giữ nguyên vẹn, với căn nhà sàn dưới ánh điện vàng Bác ngồi làm việc, con đường sỏi nhỏ Bác vẫn thường dạo, ao cá Người vẫn ngồi câu thư giãn sau những giờ làm việc, bạn mới thấy hết được cái nét giản dị của một người lãnh tụ vĩ đại suốt cuộc đời hi sinh vì Tổ quốc.

Ngoài ra, những hiện vật phục vụ cho công tác di chuyển và bảo quản thi hài của Bác vẫn được các cán bộ của khu di tích K9 giữ lại cho khách tới tham quan tìm hiểu bao gồm các xe chuyên chở, những căn hầm trú ẩn, ngôi nhà kính lưu giữ thi hài Người…

Tới tham quan khu di tích K9, chúng tôi được lắng nghe những câu chuyện xúc động về Bác Hồ kính yêu, những người thực hiện trang Diedanthongtin chợt thấy khóe mắt rưng rưng, đáy cổ nghẹn ngào nghĩ về một đời người dành trọn dân tộc Việt Nam. Giống như K9 Ba Vì thực sự có thể đánh dấu những cảnh đẹp trong phim mê hồn của Việt Nam nếu như đạo diễn nào đó muốn sáng tạo những thước phim ý nghĩa về Người. Đúng như lời một nhà văn đã từng nói “Về K9, ta như thấy gần Bác hơn”

Xem thêm: 10 điểm đến xứng danh du lịch Ba Vì, Sơn Tây đừng bỏ qua