Răng bị ố vàng khi niềng răng là tình trạng mà sau khi niềng răng, màu sắc của răng không được trắng sáng, đều màu giống như răng thật. Thay vào đó là các màu vàng ố, đen xỉn. Đây là một ảnh hưởng khá lớn đối với chúng ta, không ảnh chỉ ảnh đến thẩm mỹ mà nó còn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ răng miệng khác. Bài viết dưới đây, Nha khoa Quốc tế 108 sẽ chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng hiệu quả nhất.

Mục lục


Nguyên nhân răng bị ố vàng khi niềng răng 

Tủy răng bị chết 

Trong quá trình niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành tác động lực lên mắc cài và dây cung để thay đổi, di chuyển vị trí của răng. Tuy nhiên, nếu lực tác động này quá lớn, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chân răng, chân răng bị tác động mạnh làm tủy răng bị chết. Và cuối cùng thì dẫn đến hiện tượng răng bị ố vàng

Trường hợp tủy răng bị chết làm cho răng vàng

Trường hợp tủy răng bị chết làm cho răng vàng

Chế độ sinh hoạt, vệ sinh răng miệng của người niềng răng 

Tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng xảy ra nhiều nhất ở những đối tượng người niềng răng không chăm sóc răng kỹ lưỡng và cẩn thận trong suốt quá trình diễn ra niềng răng. Ví dụ như các vấn đề:

  • Đánh răng không thường xuyên, không đúng cách.
  • Không sử dụng máy tăm nước và chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Sử dụng nhiều các loại thực phẩm có nhiều màu sắc hoặc các loại chất kích thích: thuốc lá, rượu bia …

Đọc thêm:

Răng bị ố vàng khi niềng răng do vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách 

Răng bị ố vàng khi niềng răng do vệ sinh, chăm sóc răng miệng không đúng cách 

Tất cả các vấn đề trên sẽ làm cho các mảng bám, mảnh vụn thức ăn bám vào các ngóc ngách của răng miệng. Đặc biệt là khi đeo mắc cài, việc vệ sinh sẽ có phần khó khăn hơn. Các mảng bám này tích tụ ngày càng nhiều tạo thành cao răng, làm răng bị ố vàng, đen xỉn. Không chỉ vậy, nó còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công và phát triển mạnh mẽ, có khả năng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.

Nhiễm quá nhiều Florua

Nếu trong khoang miệng bạn hấp thụ quá nhiều Florua thì nó cũng tạo nên hiện tượng răng bị ố vàng khi niềng răng. Lượng florua có thể có trong nước uống bạn sử dụng, trong kem đánh răng hoặc các thực phẩm. Florua là cần thiết nhưng nếu quá nhiều sẽ làm cho men răng bị mài mòn và làm răng chuyển màu tối.

Nhiễm quá nhiều Florua cũng là nguyên nhân khiến răng bị vàng khi niềng răng 

Nhiễm quá nhiều Florua cũng là nguyên nhân khiến răng bị vàng khi niềng răng 

Cách khắc phục tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng 

Để răng miệng khỏe mạnh, đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn ra một cách thuận tiện và liên tục nhất, bạn cần khắc phục tình trạng này ngay

Điều trị tủy răng 

Trong trường hợp răng ố vàng do tủy răng bị chết thì điều trị tủy răng là vấn đề cần phải thực hiện ngay lập tức. CHữa tủy khá khó khăn và nhiều vấn đề phức tạp (chỉ xác định được khi xem xét tình hình răng miệng cụ thể). Chính vì vậy, các bệnh nhân cần phải kiên trì để tiến hành điều trị. Sau khi chữa tủy răng xong thì có thể thực hiện việc tẩy trắng răng.

Điều trị tủy răng thì có thể là lấy tủy hoặc trường hợp xấu nhất là phải nhổ bỏ răng. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị một cách hiệu quả, chất lượng nhất.

Tiến hành điều trị tủy răng 

Tiến hành điều trị tủy răng 

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng 

Chế độ ăn uống cũng như việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cần được ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Bạn cần phải:

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, không ăn các thực phẩm có nhiều chất nhuộm màu.
  • Không hút thuốc lá, rượu bia và các sản phẩm có chất kích thích.
  • Đánh răng theo đúng cách và đúng số lần quy định.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng mỗi ngày sau mỗi lần ăn uống xong.

Bên cạnh đó, ngay sau khi phát hiện ra tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ làm niềng răng cho bạn để được khám, tư vấn và đề ra phương án giải quyết, điều trị một cách kịp thời nhất. Tránh để tình trạng quá nguy hiểm và nặng mới đi khám.