Để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, chúng ta cần phải làm gì? Có nên dùng nhiều loại thuốc bổ như thuốc kháng sinh, đạm hay sắt? Một cơ thể khỏe mạnh giúp chúng ta có đủ năng lượng tham gia các hoạt động thường ngày, cùng tận hưởng quãng thời gian vui vẻ. Không nhất thiết phải dùng đến thuốc, chúng ta vẫn có thể tự tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng nhiều cách dưới đây.
Thực đơn dinh dưỡng lành mạnh
Chúng ta nên biết cân nhắc và lựa chọn thực đơn hằng ngày. Mỗi thứ chúng ta ăn hằng ngày đều được sử dụng cho bộ máy hoạt động của cơ thể, giúp làm tăng hoặc làm giảm sức đề kháng.
Một thực đơn lành mạnh nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng thiết yếu hằng ngày. Thịt là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn bởi nó chứa nhiều đạm, tạo ra năng lượng cho chúng ta.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung kết hợp lượng đạm nạp vào cơ thể thông qua thịt cá, trứng, sữa, đậu, đỗ,…, cho bữa ăn thêm phong phú, đủ màu, đủ vị.
Không nên ăn thịt mỡ, những loại chất béo từ mỡ động vật, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Vì chúng gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, tích tụ các chất độc hại.
Thường xuyên bổ sung nước
Nước chiếm 2/3 cơ thể chúng ta, là chất bôi trơn cho toàn bộ các cơ quan, xương khớp và não bộ. Khi hoạt động nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước, gây ra cảm giác mệt mỏi, làm giảm sức đề kháng.
Chính vì vậy, mỗi ngày, chúng ta đều phải bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước thích hợp nạp vào cơ thể theo nghiên cứu là 2 lít nước mỗi ngày đối với người trưởng thành.
Uống đủ lượng nước làm tăng cường khả năng tiêu hóa, giúp các hệ cơ quan hoạt động trơn tru, đào thải hết các chất độc trong cơ thể, làm đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin và khoáng chất là không thể thiếu
Bên cạnh việc bổ sung nước, chúng ta cũng không nên bỏ qua vitamin và các khoáng chất cần thiết. Chúng giúp cơ tim hoạt động khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch cho thành mạch của tế bào.
Chúng ta nên ăn kết hợp nhiều loại rau, củ, quả để kích thích sức đề kháng cho cơ thể. Nên ăn các loại rau có màu xanh như rau cải, súp lơ, rau ngót,…kèm theo các loại quả như cam, bưởi, táo,…
Tăng cường rèn luyện thân thể
Hoạt động thể thao thường xuyên giúp cơ thể chúng ta sản sinh ra tế bào miễn dịch. Những hoạt động như chạy bộ, đạp xe, thậm chí là cả đi bộ để hít thở không khí đều giúp ích được rất nhiều.
Chúng khiến cho cơ bắp săn chắc, đào thải khí độc trong cơ thể. Những người chăm chỉ rèn luyện cơ thể thường ít khi ốm đau, khả năng hồi phục cũng cao hơn rất nhiều so với người không rèn luyện.
Tự tạo thói quen suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực không chỉ giúp chúng ta giải quyết được mọi việc mà còn giúp tăng cường sức khỏe. Một lối sống lạc quan, vui vẻ giúp kéo dài tuổi thọ, củng cố vững chắc hệ thống miễn dịch và tránh được các bệnh truyền nhiễm.
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng đã mất trong suốt cả một ngày. Trung bình, một người trưởng thành nên ngủ đủ từ 6 đến 8 giờ đồng hồ một ngày.
Thời gian bắt đầu ngủ tốt nhất là từ 22 giờ tối. Trong trường hợp bị khó ngủ, chúng ta nên duy trì thời gian ngủ, ngủ đủ và sớm hơn bình thường.
Xem thêm:
Bí quyết chăm sóc tóc hiệu quả hàng đầu của các chuyên gia
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
Vì lẽ, có sức khỏe là có tất cả. Sức khỏe là vốn quý, chúng ta nên biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể. Như vậy, chúng ta mới có đủ năng lượng để làm những gì mình muốn, thỏa thích tung cánh thực hiện ước mơ.