Ngành xuất nhập khẩu không còn là cái tên quá xa lạ với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên ở các trường đại học hiện nay chưa có bất kì ngành học nào đào tạo chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu, có chăng chỉ là một số môn học về ngành xuất nhập khẩu và logistics. Do đó, nhiều bạn cũng chưa rõ học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì và cũng chưa định hướng được mình sẽ làm công việc gì tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics.
1.Ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là ngành về trao đổi buôn bán hàng hóa
Xuất nhập khẩu (import-export) là hoạt động mua – bán, biếu tặng, di chuyển tài sản, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa giữa hai quốc gia hoặc giữa vùng lãnh thổ với quốc gia.
Có thể xem ngành xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương với mối tương quan lớn và có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…ngành xuất nhập khẩu có 2 mảng chính:
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ ( có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở thanh toán. Các loại hàng xuất khẩu từ Việt Nam thường là các loại nông sản, thủy sản, các sản phẩm quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang chính hãng của các thương hiệu thời trang quốc tế được gia công tại Việt Nam… Để được xuất khẩu sang nước ngoài, các mặt hàng này phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của nước sắp nhập vào, các sản phẩm được gia công phải đạt tiêu chuẩn rất khắt khe của từng thương hiệu trước khi được xuất đi.
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nghĩa là quốc gia này sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác với nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay, nước ta đang chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, xăng dầu, ô tô, nguyên vật liệu dệt may, da, giày…
2.Học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì
Trong ngành xuất nhập khẩu và logistics thường có những vị trí công việc cơ bản như sau :
- Nhân viên kinh doanh (sales xuất nhập khẩu)
+ Tìm kiếm khách hàng
+ Thương lượng đàm phán
+ Gửi hàng mẫu (nếu cần)
+ Ký hợp đồng
+ Thông báo kế hoạch và thời gian chuyển hàng cho bộ phận Logistics
- Nhân viên chứng từ – chăm sóc khách hàng (ở công ty Logistics)
+ Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận KD
+ Liên hệ đại lý/hãng vận chuyển lấy booking
+ Liên hệ và gửi booking cho KH
+ Lấy hướng dẫn lập bill và làm bill gửi KH
+ Lấy xác nhận thông tin bill của KH và phát hành bộ bill gốc (copy)
+ Gửi bộ bill cho KH
+ Theo dõi quá trình hàng đi/đến
Thông báo cho KH thông tin hàng đi/đến
Lập chi tiết thanh toán và chuyển KT phát hành HD VAT
Theo dõi và phối hợp cùng KT quá trình thanh toán của KH
- Nhân viên ở bộ phận Logistics tại công ty Xuất nhập khẩu có bộ phận logistics)
+ Xin báo giá vận chuyển dựa theo điều kiện giao hàng của hợp đồng (nếu cần)
+ Chuẩn bị bộ chứng từ NK
+ Đặt booking NK
+ Theo dõi quá trình hàng vận chuyển
+ Làm thủ tục hải quan NK khi hàng về
+ Đóng thuế nếu có
+ Báo kế toán thanh toán chi phí vận chuyển nếu có
+ Liên hệ và nhận lại bộ chứng từ NK từ công ty vận chuyển (nếu có)
Đó là một số vị trí công việc cơ bản tại các công ty xuất nhập khẩu và logistics. Mong rằng với những thông tin ở trên bạn đã định hình được học xuất nhập khẩu ra làm gì và những nghiệp vụ cụ thể khi làm trong nghề xuất nhập khẩu và Logistics.
Nguồn http://diendanthongtin.com/ tổng hợp