Thông thường, giò lụa là những món ăn đậm đà nét truyền thống cũng như văn hóa ẩm thực Việt Nam. Món ăn này thường xuyên xuất hiện trong những mâm cỗ dịp Tết, rằm hay đám giỗ, đám tiệc, tạo nên một nét đặc trưng khó có thể nhầm lẫn với nền ẩm thực nào khác. Hiện nay, nhiều chị em nội trợ đang học cách làm giò lụa, để giúp thực đơn bữa cơm gia đình thêm phong phú hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm giò lụa thủ công chuẩn vị và hấp dẫn nhất.

Nguyên liệu làm giò lụa:

• 500g Thịt heo (sử dụng 95% thịt nạc pha ít mỡ cho giò không bị khô)

• 30g bột năng

• 10g bột nở

• 50ml nước đá lạnh

• Gia vị: nước mắm, muối, mì chính, tiêu…

• Lá chuối gói giò

• Dây lạt buộc giò

Cách thực hiện:

Bước 1:

Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây. Tham khảo một số máy xay thịt tại https://happyfreshkitchen.com/best-food-processors-for-making-pesto/ và https://topfreshkitchen.net/best-food-processors-under-100/.

Sau đó cho 1 chút nước đá vào, kèm bột bắp, bột nở, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê nước mắm rồi bật máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu. Thay vì sử dụng các loại máy say sinh tố thông thường thì việc sử dụng máy xay thịt làm giò sẽ là giải pháp tốt nhất cho các chị em nội trợ.

Bước 2:

Lá chuối hơ qua lửa cho mềm, rửa sạch và lau khô, sau đó trải lên bàn, trải thêm 1 lớp màng bọc thực phẩm rồi cho giò sống vào và gói giò như gói bánh tét. Sau khi định hình xong gói giò, bạn dùng lạt buộc thật chặt và chắc chắn lại.

Bước 3:

Bạn nhấc 1 nồi hấp lên bếp, đợi nước sôi thì cho giò vào hấp trong khoảng 45 phút cho giò chín đều thì vớt ra, để nguội và cho vào tủ lạnh để bảo quản. Khi ăn chỉ cần lấy giò ra, cắt khoanh chữ nhật hoặc tam giác rồi trang trí cho đẹp.

Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, giòn mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã, hương thơm đặc trưng của lá chuối hấp chín, quyện với vị ngon, ngọt của thịt xen lẫn vị cay thơm của hạt tiêu, chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng vì đã bỏ ra công sức để làm đâu.

Giò lụa sau khi hoàn thành bạn có thể cắt khoanh ra đĩa để sử dụng ngay trong bữa ăn nhé. Ăn đến đâu cắt đến đấy và đừng quên bọc kín đầu sau khi cắt rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần. Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm giò lụa thủ công này nhé!