Mặc dù có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng rơm rạ cũng có không ít bệnh tật gây hại cho cây trồng và thời gian hoai ủ rất lâu. Vì vậy, phương pháp xử lý rơm rạ bằng trichoderma ra đời được coi là giải pháp lý tưởng nhất.
1. Ưu điểm khi dùng trichoderma để xử lý rơm rạ
Với hệ thống sinh vật phong phú, nấm trichoderma khi dùng để xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ mang lại lợi ích như sau:
– Giúp loại trừ được các vi khuẩn mang bệnh cho cây trồng như bệnh thối rễ, thối nấm.
– Thúc đẩy hệ sinh vật có lợi cho cây trồng.
– Thúc đẩy quá trình hoai mục.
– Cung cấp cho đất nhiều thành phần dưỡng chất.
– Thúc đẩy sức đề kháng cho cây trồng.
2. Hướng dẫn xử lý rơm rạ bằng chế phẩm trichoderma
Nguyên liệu chuẩn bị
Để ủ một tấn phân hoai mục thành phẩm bà con cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
- 1 tấn rơm, rạ
- 200gr chế phẩm trichoderma. Bà con có thể mua nấm đối kháng trichoderma tại công ty CPĐT Tuấn Tú.
- 2kg phân npk
- 500kg phân chuồng
- Các dụng cụ đảo rơm, thùng, chứa,…
- Vật liệu dùng để lót, phủ đống ủ như vải bạt, bao ni lông.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Xử lý rơm rạ và chế phẩm trichoderma
Đối với rơm rạ, lá cây tươi cần phải dàn đều rơm rạ ra ngoài bề mặt phẳng, tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm thích hợp. Còn nếu dùng rơm rạ, lá cây khô thì bà con cần phải tưới nước liên tục trong thời gian 2 đến 3 ngày.
Chế phẩm trichoderma đem hòa với 50 lít nước sạch. Khuấy cho tan đều.
Bước 2: Ủ nguyên liệu
– Chuẩn bị bề mặt phẳng như nền đất, nền xi măng hoặc đào hố sâu khoang 70cm để ủ rơm rạ được kín hơn.
– Trộn đều phân chuồng với rơm rạ, lá cây.
– Dàn đều một lớp rơm rạ, lá cây rồi tưới lớp trichoderma đã hòa tan.
– Thêm một lớp NPK mỏng, tiếp tục đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị rồi dùng bạt che chắn kín gió và giữ độ ẩm.
Bước 3: Kiểm tra và thêm nước
– Đợi 10 ngày sau mở đống ủ và kiểm tra độ ẩm, nếu ở bên trong đống ủ không có mầm cỏ thì các vi sinh vật ức chế đã hoạt động.
– Bổ sung thêm độ ẩm cho đống ủ. Che bạt kín và đợi 20 ngày sau thì hãy thực hiện bước tiếp theo.
Bước 4: Kiểm tra lần 2 và đảo trộn đống ủ
– Sau 20 ngày hãy tiến hành mở đống ủ và đo lại độ ẩm. Trộn đều đống ủ từ ngoài vào trong.
– Tiếp tục chất đống và sử dụng vải bạt che lại.
– Phủ kín trong khoảng 30 ngày.
Bước 5: Nghiệm thu
Kết quả ủ rơm rạ được coi là thành công khi phân mềm, ẩm, tơi xốp, có màu nâu đen và các mảng nấm màu trắng, mùi chua đặc trưng của phân.
Xử lý rơm rạ bằng trichoderma có thể dùng để bón lót và bón thúc cho cây trồng. Thay vì lạm dụng phân hóa học gây ảnh hưởng đến đất và môi trường khá lớn thì giải pháp dùng phân hữu cơ bằng cách ủ rơm rạ, lá cây là giải pháp được khuyến khích sử dụng khá nhiều. Hãy áp dụng để kiểm chứng hiệu quả mà nó mang lại bạn nhé.