Biến chứng của loãng xương là gãy xương. Các biến chứng thường gặp nhất là lún cột sống, gãy cổ xương đùi hoặc các xương cẳng tay nhưng cũng có thể nói là do tình trạng mỏng manh của xương vì mất chất vôi, nên bất kể xương nào cũng có thể gãy.

Xem thêm:

Tìm học kế toán thực hành ở đâu tốt ở Hà Nội

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Trường hợp xảy ra lún ở nhiều đốt sống, chiều cao của bệnh nhân giảm đáng kể đôi khi gây hiện tượng chèn ép vào ổ bụng, gây hiện tượng trào ngược thực quản, gây khó thở, vì vậy làm giảm chất lượng cuộc sống.
Trường hợp gãy cổ xương đùi là một biến chứng rất nặng, vì có thể gây một số hậu quả, do tình trạng phải nằm liệt giường, như: viêm tắc tĩnh mạch chi, nhiễm trùng… Ngay những trường hợp có điều kiện phẫu thuật, lắp đặt khớp giả thì cũng có thể xảy ra biến chứng (nhiễm trùng, trật khớp, khớp bị mòn…).

Nói chung hậu quả của loãng xương là rất xấu. Trên 30% bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương trở thành tàn phế, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ, chăm sóc của người khác. Trên 20% trong số bệnh nhân này sẽ tử vong trong một hai năm kế tiếp do các hậu quả gián tiếp của gãy xương do phải nằm liệt giường trong thời gian dài dẫn tới viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch…


Theo một tổng kết của Mỹ, loãng xương đề sức khỏe chính của cộng đồng, ước tính đến hàng triệu người Mỹ. Trong đó, 10 triệu người được, bệnh loãng xương và 34 triệu người có dấu hiệu loãng xương. Trong số 10 triệu bệnh nhân loãng xương  nữ chiếm tỷ lệ 80%. Mặt khác, có tới 1,5 triệu người gãy xương do loãng xương mỗi năm: khoảng 300 người bị gãy khớp háng, 700.000 người bị gãy cột sốu 250.000 người gãy xương cổ tay, 300.000 người bị các loại xương khác.
Hiểu thế nào về biến chứng lún đốt sống?
–    Lún đốt sống là hiện tượng gãy đốt sống. Lún đốt sống là biến chứng xảy ra ở bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị bệnh loãng xương khớp, nhưng đôi khi nó là dấu hiệu biểu hiện chỉ ra một bệnh loãng xương tiềm tàng mà bệnh nhân không hề hay biết trước đó là mình có bệnh. Điều cần lưu ý là tránh nhầm lẫn dấu hiệu lún đốt sống với hiện tượng kẹp đĩa đệm giữa 2 đốt sống gặp ở bệnh nhân thoái hóa cột sống không có liên quan gì tói loãng xương.
Chẩn đoán lún đốt sống dựa vào các cơn đau đột ngột, thường dữ dội ở cột sống. Song để khẳng định cần phải chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp vi tính cột sống, sẽ cho hình ảnh một đốt sống bị dẹt hoàn toàn hoặc một phần. Nhưng không phải trường hợp lún đốt sống nào cũng do loãng xương, vì vậy bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiêm và kỹ thuật thăm khám bổ sung để xác định chẩn đoán.
Loâng xương và còi xương khác nhau thê nào?
–    Còi xương là một bệnh gặp ở trẻ em. Đặc trưng của bênh là do có sự thiếu hụt chất trong quá trình vô cơ hóa xương khiến xương “mềm” không rắn chắc như trong trường hợp bình thường. Nguyên nhân là do thiếu sinh tố P. Ở nhiều ngưòi già cũng có tình trạng thiếu sinh tố D do đó thúc đẩy nhanh hơn quá trình loãng xương trong tuổi già.

Xem thêm: Nguồn bài viết về bệnh xương khớp (1, 2)