Trong quá trình in ấn tem nhãn công nghiệp để tạo nên các loại tem nhãn, ấn phẩm thì không thể nào thiếu được những công nghệ in công nghiệp. Cùng điểm qua 5 công nghệ in tem nhãn công nghiệp hiện đang sử dụng phổ biến tại nước ta trong bài viết sau đây.
Công nghệ in Offset
In ấn tem nhãn theo công nghệ Offset được biết đến là phương pháp in ấn phổ biến nhất hiện nay. In Offset sẽ là quá trình sử dụng mực in (một màu hoặc nhiều màu) từ khuôn in tác động đến bề mặt vật liệu thông qua một áp lực trên thiết bị gọi là máy in.
Với công nghệ in ấn này thì khuôn in, chữ viết và những vùng không in sẽ đều có một độ cao bằng nhau (nguyên lý phẳng). Kỹ thuật in Offset mang đến những sản phẩm in ấn cho chất lượng tốt, hình ảnh sắc nét, màu đẹp. Rất thích hợp để dùng sản xuất các sản phẩm in ấn như sách báo, tạp chí, tài liệu quảng cáo, catalogue, ấn phẩm,..
Công nghệ in ấn tem nhãn Flexo
Công nghệ in Flexo là phương pháp in cao trực tiếp, áp dụng kỹ thuật in nổi. Những thông tin hình ảnh trên khuôn in sẽ nằm cao hơn các phần tử không được in. Hình ảnh sử dụng in là những hình ảnh ngược chiều, khi in lên vật liệu sẽ cho chiều đúng theo bản thiết kế.
So với công nghệ in ấn tem nhãn Offset thì Flexo cho chất lượng độ phân giải hình ảnh không cao bằng. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là cho chất lượng các bản in ấn đồng đều nhau, màu sắc đậm.
Đặc biệt Flexo có hệ thống bế tự động ngay sau khi in, giúp bóc rời những phần thừa của sản phẩm ra khỏi đế dán. Có thể sử dụng phương pháp này để in sticker, tem, nhãn mác, bao bì, vỏ thùng carton,..
Công nghệ in ống đồng
Công nghệ in này là phương pháp in trực tiếp, trong đó phần tử in sẽ nằm thấp hơn so với các phần tử không in.
Mực in ở dạng lỏng ban đầu sẽ được cấp lên bề mặt khuôn in, sau đó tràn vào chỗ lõm của phần tử in. Tiếp theo dao gạt sẽ gạt mực thừa khỏi bề mặt khuôn và dùng áp lực in để ép in mực vào bề mặt vật liệu.
Kỹ thuật in ấn tem nhãn này cho độ chính xác, phục chế hình ảnh chất lượng cao hơn so với Offset và Flexo. Có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau từ giấy, kim loại mỏng, PPE, OPP, PET, nhựa dẻo,..
Tuy nhiên hệ mực in công nghệ này sử dụng là loại mực dung môi có tính độc hại cho con người và môi trường.
Công nghệ in tem nhãn kỹ thuật số
In ấn tem nhãn bằng kỹ thuật số là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến phương tiện truyền thông đa dạng, trong số nhiều máy in ấn kỹ thuật số thì máy in phun và in laser là 2 loại máy được sử dụng phổ biến nhất.
Công nghệ in ấn này có thời gian chuẩn bị ngắn, dễ dàng tùy biến hơn so với công nghệ in Offset, ống đồng hay Flexo và đặc biệt là có thể kiểm soát lỗi, số lượng bản in theo yêu cầu để tránh lãng phí, dư thừa. Thích hợp sử dụng cho đa dạng doanh nghiệp, cá nhân, sự kiện,..
Công nghệ in kéo lụa (In lưới)
Công nghệ in này là một kỹ thuật in đã có từ lâu đời, dựa trên nguyên lý mực in sẽ thấm qua lưới hình ảnh và in lên bề mặt của vật liệu.
Quá trình thực hiện sẽ có thể bằng tay hoặc bằng máy và đòi hỏi bàn in phải phẳng, chắc, có độ đàn hồi để khuôn inn tiếp xúc đều khắp mặt phẳng sản phẩm in từ đó mực in mới thấm được tốt.
Phương pháp in ấn này khá chậm nhưng lại in được trên mọi vật liệu, ứng dụng phổ biến như in tem nhãn mác quần áo, in chén, in ly, in phủ cào,..
Trên đây là thông tin 5 công nghệ in ấn tem nhãn công nghiệp, hi vọng qua đó đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những công nghệ in ấn tem nhãn công nghiệp đang phổ biến hiện nay để có lựa chọn phù hợp cho mình!
Có thể bạn quan tâm:
– In Tem Nhãn Decal Là Gì? Làm Sao Để In Decal Chất Lượng?
– Dây Cadisun Và Những Điều Cần Biết Về Dây Cáp Điện Chống Cháy